0

Một số test trắc nghiệm trầm cảm thường dùng | Safe and Sound

Trầm cảm là một bệnh có tỷ lệ mắc đang ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay. Các phương pháp test trầm cảm mà bác sĩ tâm thần sử dụng có ý nghĩa đánh giá mức độ và cách điều trị bệnh. Vì vậy, các bài test trắc nghiệm trầm cảm ra đời giúp bác sĩ tâm thần có thể chẩn đoán được bệnh này.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Bài test trầm cảm là gì?

Bài test trầm cảm là bài test tâm lý có tác dụng chẩn đoán bệnh trầm cảm một cách chính xác thông qua các triệu chứng, hành vi của người bệnh. Nếu bệnh trầm cảm bị chẩn đoán sai thành các bệnh rối loạn tâm lý khác dẫn đến điều trị không hiệu quả thậm chí có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Nếu bạn hoặc ai đó bạn biết đang trải qua trầm cảm, hãy lưu ý rằng trầm cảm là một tình trạng cần được điều trị. Đừng tự mình đối phó mà hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm lý. Trầm cảm không nên bị coi nhẹ và việc tìm kiếm sự hỗ trợ và điều trị là rất quan trọng. Sự giúp đỡ đúng lúc có thể cứu sống và giúp bạn hoặc người thân của bạn hồi phục và sống một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

Sau khi ghi nhận những trạng thái tâm lý, hành vi của người bệnh và những tác động của chúng đến cho cuộc sống hàng ngày, bác sĩ tâm thần sẽ sử dụng các câu hỏi để đánh giá, xem xét và phân biết các chứng rối loạn trầm cảm. Lưu ý việc sử dụng bài test trầm cảm chỉ là một phần trong quá trình khám và chẩn đoán, góp phần làm tăng độ tin cậy cho chẩn đoán cuối cùng của bác sĩ tâm thần.

Dựa vào câu trả lời của bệnh nhân, bác sĩ tâm thần có thể xác định phương pháp điều trị cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, các câu hỏi phụ sẽ được bác sĩ tâm thần đưa ra để chẩn đoán được chính xác hơn.


Ảnh 1: Test trầm cảm có tác dụng hỗ trợ chẩn đoán bệnh

Trong trường hợp câu trả lời của bệnh nhân không cho thấy bệnh nhân đang bị trầm cảm, bác sĩ tâm thần có thể sẽ phải kiểm tra lại các triệu chứng của bệnh nhân. Các nghiên cứu cho thấy, việc áp dụng linh hoạt hai câu hỏi trên vào việc khám bệnh sẽ giúp bác sĩ tâm thần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây trầm cảm.

Cần chú ý test trắc nghiệm trầm cảm thường dùng chỉ mang tính chất sàng lọc, tham khảo và định hướng vấn đề của bạn. Để đưa ra chẩn đoán chính xác và kế hoạch điều trị phù hợp, việc tìm kiếm sự tư vấn từ các bác sĩ tâm lý và chuyên gia tâm lý là quan trọng.

Người mắc trầm cảm cần sự hỗ trợ đặc biệt từ các chuyên gia tâm lý để quản lý và giảm thiểu triệu chứng. Quá trình chăm sóc thường bắt đầu bằng một cuộc đánh giá cụ thể để xác định mức độ trầm cảm mà người bệnh đang trải qua. Dựa trên đánh giá, chuyên gia tâm lý của Safe and Sound sẽ phát triển một kế hoạch điều trị riêng biệt, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của từng người. Vậy Safe and Sound sẽ giúp bạn như thế nào để vượt qua vấn đề này?

- Nhận diện và điều chỉnh nội tâm trước những khó khăn hiện tại của bạn

- Cùng bạn tìm ra giải pháp tối ưu để vượt qua

- Kích hoạt nguồn năng lượng tích cực bên trong của bạn.

2. Một số bài test trầm cảm thường dùng

2.1. Test trầm cảm của Hamilton (HAMD)

Thang Hamilton (HAMD) là một trong những công cụ được sử dụng thường được sử dụng để đo lường mức độ trầm cảm chung. Thang đo được hướng dẫn thực hiện bởi các bác sĩ tâm thần và được xem như là một trong những tiêu chuẩn vàng để đánh giá. 

Ra đời năm 1960, ban đầu test trầm cảm Hamilton có 21 câu hỏi nhưng sau đó Hamilton đã rút xuống còn 17 câu đặc trưng cho các triệu chứng học của bệnh trầm cảm vào năm 1967. Phiên bản 17 câu hỏi được tác giả coi là phiên bản vĩnh viễn.

Tính điểm

Không tính điểm

1. Khí sắc trầm 

10. Lo âu (triệu chứng tâm lý)

18. Những biến động trong ngày

2. Cảm giác tội lỗi

11. Lo âu (triệu chứng cơ thể)

3. Tự sát

12. Triệu chứng cơ thể (dạ dày - ruột)

19. Giải thể nhân cách, tri giác sai thực tại

4. Mất ngủ (lúc ban đầu)

5. Mất ngủ (vào giữa đêm)

13. Triệu chứng cơ thể chung

6. Mất ngủ (về sáng)

14. Triệu chứng sinh dục

20. Triệu chứng hoang tưởng

7. Công việc và hoạt động

15. Nghi bệnh

8. Chậm chạp

16. Sút cân

21. Triệu chứng ám ảnh cưỡng bức

9. Kích động

17. Nhận thức

 Ảnh 2: Bệnh trầm cảm được đánh giá theo câu trả lời của bạn

2.2. Test trầm cảm của Beck (BDI)

BDI được bác sĩ tâm thần xây dựng vào năm 1961, được chuẩn hoá vào năm 1969 và đăng ký bản quyền vào năm 1979. Phiên bản hai của trắc nghiệm này (BDI-II) được xây dựng theo những sửa đổi trong Phiên bản sửa đổi lần thứ tư của Sổ tay Thống kê và Chẩn đoán các Rối loạn tâm thần của Hiệp hội Tâm thần học Mỹ (DSM-IV-TR).

Bài test trầm cảm Beck là phương pháp nhằm đánh giá cảm xúc và mức độ trầm cảm thông qua tự đánh giá của người bệnh. 

1. Cảm giác buồn

8. Sự đổ lỗi cho bản thân

15. Tràn đầy sức lực

2. Suy nghĩ về tương lai

9. Ý nghĩ tự sát

16. Thay đổi giấc ngủ 

3. Cảm giác thất bại

10. Khóc nhiều hơn

17. Dễ cáu kỉnh, bực bội

4. Sự hứng thú

11. Bồn chồn kích động

18. Thay đổi ăn uống

5. Cảm giác tội lỗi

12. Mất quan tâm

19. Sự tập trung

6. Sự trừng phạt

13. Sự quyết đoán

20. Sự mệt mỏi

7. Cảm giác với bản thân

14. Bản thân vô dụng

21. Hứng thú tình dục

2.3. Test đánh giá trầm cảm - lo âu - stress (DASS-21)

Được giới thiệu vào năm 1995 bởi các nhà khoa học Úc của trường đại học Sydney. Bộ câu hỏi gồm 21 câu cho 3 vấn đề đánh giá là trầm cảm, lo âu và stress. Đối với trầm cảm, bộ câu hỏi có 7 câu.

1. Tôi dường như không có chút cảm xúc tích cực nào

2. Tôi thấy khó bắt tay vào công việc

3. Tôi thấy mình chẳng có gì để mong đợi

4. Tôi cảm thấy chán nản, thất vọng

5. Tôi không thấy hăng hái với bất kỳ việc gì nữa

6. Tôi cảm thấy mình chẳng đáng làm người

7. Tôi thấy cuộc sống vô nghĩa

Bạn có thể bắt đầu làm bài test Dass21 cùng Safe and Sound ngay tại đây:

2.4. Test đánh giá trầm cảm cộng đồng (PHQ-9)

Ảnh 3:  Người bệnh có thể tự đánh giá về mức độ trầm cảm, lo âu, stress ngay tại nhà thông qua PHQ-9  

Được giới thiệu lần đầu vào năm 2001 và thuộc sự sở hữu của Pfizer. Bộ câu hỏi gồm 9 câu nhằm sàng lọc mức độ của trầm cảm trong cơ sở chăm sóc bệnh nhân tâm thần. Các công cụ liên quan được phát triển mạnh mẽ là PHQ-2 (sàng lọc trầm cảm nhanh) và PHQ-8 (nghiên cứu trầm cảm ở những bệnh nhân không có ý định tự tử). 

1. Sự hứng thú trong công việc

6. Sự thất vọng về bản thân

2. Chán nản, kiệt sức, tuyệt vọng

7. Sự tập trung

3. Rối loạn giấc ngủ

8. Hoạt động chậm chạp

4. Mệt mỏi/thiếu năng lượng

9. Ý nghĩ tự sát

5. Rối loạn ăn uống

 

 

3. Điều trị trầm cảm như thế nào?

Trong điều trị trầm cảm, vai trò của bác sĩ tâm lý và chuyên gia tâm lý là quan trọng hàng đầu trong việc giúp người trầm cảm chữa khỏi bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:

- Trị liệu tâm lý

Các phương pháp trị liệu tâm lý, đặc biệt là CBT (Cognitive Behavioral Therapy), đã chứng tỏ được hiệu quả trong việc điều trị trầm cảm. Phương pháp này tập trung vào việc thay đổi cách suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Thông qua hướng dẫn của một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm lý, bạn sẽ học cách nhận biết và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực hơn, giúp cải thiện tâm trạng và tạo ra thái độ tích cực hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Đề giúp khách hàng, các chuyên gia của Safe and Sound luôn đồng hành với bạn, giúp bạn:

- Một bộ não tràn đầy suy nghĩ tích cực nhờ loại bỏ được những suy tư không quan trọng hoặc sai lệch.

- Một tinh thần sảng khoái, hết lo âu để bạn có thể tận hưởng những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng.

- Một tâm thế tự tin, vững vàng để đưa ra những quyết định nhanh hơn, đúng đắn hơn trong công việc, từ đó gia tăng sức mạnh về tài chính, sự nghiệp và cả sự tự hào.

- Sử dụng thuốc

Thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng như một phần của phương pháp điều trị toàn diện. Các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm triệu chứng trầm cảm. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý khuyến cáo việc sử dụng thuốc nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ.

Cùng với đó, Safe and Sound sẽ:

- KHÔNG coi bạn là bệnh nhân: Ngược lại, chúng tôi coi bạn là một người can đảm đang chống chọi với cả một bầu trời u tối đang chực chờ sụp xuống. Chuyên gia của SnS có thể góp thêm với bạn một đôi tay trong nỗ lực này.

- KHÔNG dạy đời bạn: Chúng tôi sẽ cùng bạn nâng dậy nguồn năng lượng tích cực mà lâu nay đã bị quá nhiều áp lực và khổ đau đè sát đất.

- KHÔNG lạm dụng thuốc và hoá dược: Ngược lại, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm đến những giải pháp hiệu quả và tự nhiên.

- Chuyên gia của Safe and Sound là ai?

Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần sẽ đem lại hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: Trầm cảm, lo âu, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, chấn thương tinh thần,…

- Bề dày kinh nghiệm hành nghề với đa dạng vấn đề tâm lý

- Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả

- Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp để hỗ trợ hiệu quả và duy trì kết quả bền vững

BẠN XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC TỐT HƠN!

Tất cả có thể chỉ đang chờ bạn bước qua cánh cửa đầu tiên để kết nối với bác sỹ tâm lý. Vì bạn xứng đáng được hỗ trợ, hãy bắt đầu kết nối với bác sỹ tâm lý.

: Một số test trắc nghiệm trầm cảm thường dùng | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound